Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm?

Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường là tình trạng rối loạn dung nạp glucose, có thể khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng glucose của các tế bào trong cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao. vậy chỉ số tiểu đường thai kì bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm?

Trong lần khám thai đầu tiên


Mẹ bầu có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được chỉ định thử đường huyết lúc đói, chỉ số HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ.

– Nếu một trong các giá trị đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%, đường huyết ngẫu nhiên > 11,1mmol/L, thai phụ được chẩn đoán là đái tháo đường lâm sàng.

– Khi đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L, đợi đến tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ sẽ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.

– Đường huyết lúc đói từ 5,1 đến 7,0mmol/L, mẹ bầu được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ.

Vào tuần 24-28 của thai kỳ


Nếu mẹ bầu có đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L sẽ phải thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose.

Cách thực hiện: Đầu tiên, các mẹ bầu được đo nồng độ glucose máu khi đói. Sau đó uống một lượng khoảng 75g glucose trong vòng 5 phút. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo nồng độ glucose huyết sau 1-2 tiếng kể từ khi uống.

– Nếu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L: thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.

– Thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nếu đáp ứng một hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây:

+ Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L

+ Ở thời điểm 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L

+ Ở thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L

Nếu cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên, thai phụ hoàn toàn bình thường.

Biện pháp chăm sóc sức khỏe phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh


Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ và muốn hạn chế nguy cơ bị tiểu đường sau sinh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập hằng ngày là có thể đưa đường huyết về mức bình thường. Với những ai đã mắc tiểu đường tuýp II, thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ mắc phải biến chứng nguy hiểm như mờ mắt, hoại tứ chi, suy thận…

Chế độ ăn uống


Không kiêng tuyệt đối thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đồ ăn ngọt mà cần điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Nguyên tắc ăn uống dành cho đối tượng bị tiểu đường thai kỳ là: giảm tinh bột, tăng cường chất xơ, đạm, chất béo lành mạnh, chọn lựa và bổ sung thực phẩm có chỉ lượng và tải lượng đường huyết thấp.

Ăn ba bữa chính với hàm lượng vừa phải và bổ sung 2 – 3 bữa phụ để hạn chế tình trạng đường huyết tăng quá cao và đột ngột.

Nên ăn nhiều rau xanh trước khi ăn cơm để tạo hàng rào chất xơ, làm chậm quá trình hấp thu tinh bột và giải phóng đường vào máu.

Chế độ sinh hoạt, luyện tập


Dành 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày để thực hành những bài tập vận động nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe, yoga.. để nâng cao thể lực, đồng thời cải thiện độ nhạy cảm của insulin và giảm nồng độ đường trong máu.

Duy trì cân nặng ở mức phù hợp.

tài liệu tam khảo:
https://ola.vn/read-blog/8080_m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-link-ch%E1%BA%A5t-l%C6%B0%E1%BB%A3ng.html

http://www.tmma.gov.et/web/chaobacsi24h/home/-/blogs/anh-huong-cua-tieu-uong-thai-ki-en-me-va-thai-nhi