Bị trĩ ngoại nên uống thuốc gì?

Cùng với thuốc uống, thuốc đặt thì các loại thuốc bôi trĩ ngoại cũng được nhiều người mắc bệnh trĩ ngoại lựa chọn phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trên thị trường lại có rất nhiều loại thuốc khác nhau tùy vào từng tình trạng bệnh, điều này khiến người bệnh không khỏi băn khoăn về việc bị trĩ ngoại nên bôi thuốc gì. Hãy cùng tham khảo một số gợi ý trong bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Trước khi trả lời thắc mắc bị trĩ ngoại bôi thuốc gì của đông đảo người bệnh, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin khái quát về bệnh trĩ ngoại để bạn đọc nắm rõ.

Bệnh trĩ ngoại là một trong những bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn – trực tràng. Đây là hiện tượng căng và sưng phồng ở vùng da nằm tại các nếp gấp vùng hậu môn, phía dưới đường lược hoặc do tình trạng viêm nhiễm, tụ mủ…

Bệnh trĩ ngoại do rất nhiều nguyên nhân gây ra: Chủ yếu do tình trạng táo bón kéo dài, đứng ngồi quá lâu một chỗ, chế độ ăn uống không hợp lý, phụ nữ đang mang thai…

Triệu chứng bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết bằng mắt thường do các búi trĩ nằm dưới đường lược, bên ngoài hậu môn, ít xuất hiện hiện tượng chảy máu hậu môn hơn trĩ nội, chỉ khi nào búi trĩ to lên dẫn đến tắc mạch mới có hiện tượng chảy máu hậu môn. Nhưng người mắc bệnh trĩ ngoại sẽ xuất hiện những cục búi trĩ nhỏ, sưng tấy, khi đi đại tiện thì cảm thấy đau tức, khó chịu, đau rát hậu môn khi ngồi, cọ xát...

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì bệnh trĩ ngoại sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: viêm nhiễm hậu môn, hoại tử búi trĩ, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe, thậm chí có thể gây ung thư trực tràng, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Người bị trĩ ngoại bôi thuốc gì tốt?

Đối với những người mắc bệnh trĩ ngoại ở mức độ nhẹ, thường sẽ không áp dụng biện pháp phẫu thuật ngoại khoa mà chỉ dùng thuốc trị bệnh trĩ ngoại, trong đó có thuốc bôi. Vậy bị trĩ ngoại bôi thuốc gì?

Một số loại thuốc bôi trĩ ngoại được sử dụng phổ biến có thể kể đến như:

✪ Thuốc bôi trĩ hiệu chữ A của Nhật

Là một trong những loại thuốc bôi điều trị bệnh trĩ ngoại được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Dựa vào nguyên tắc hoạt động phục hồi và tổ chức mô cơ bị tổn thương ở vùng tĩnh mạch hậu môn – trực tràng, thuốc bôi chữ A của Nhật Bản có tác dụng giúp làm giảm cơn đau ngay sau khi người bệnh sử dụng. Chính vì điều này mà thuốc bôi chữa A không làm ảnh hưởng đến công việc và vấn đề sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước, sau đó dùng khăn bông mềm thấm khô vùng hậu môn.
  • Tiếp theo dùng thuốc bôi vào búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn.
  • Mỗi ngày, người bệnh kiên trì bôi thuốc khoảng 2 – 3 lần để cải thiện dần triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ ngoại.

Lưu ý:

  • Sản phẩm thuốc bôi chữa A này chống chỉ định với trẻ em dưới 15 tuổi.
  • Những trường hợp búi trĩ đã bị xung huyết cũng không nên sử dụng thuốc này.

✪ Thuốc bôi trĩ Titanoreine

Thuốc bôi trĩ Titanoreine cũng nằm trong danh sách bị trĩ ngoại bôi thuốc gì. Loại thuốc này có xuất xứ từ Pháp. Sản phẩm được điều chế dành cho mọi đối tượng mắc bệnh trĩ, trong đó bao gồm cả trẻ em trên 12 tuổi. Thành phần chính của thuốc bôi trĩ Titanoreine bao gồm Titanium dioxide, Zn oxide, Carraghénates, lidocaine có tác dụng giúp giảm đau và làm cho búi trĩ ngoại teo lại.

Công dụng:

  • Giúp làm co các mô búi trĩ ngoại, ngăn chặn các triệu chứng sưng đau của bệnh trĩ ngoại.
  • Giảm các tình trạng nóng rát, khó chịu ở vùng hậu môn.
  • Tăng cường quá trình tuần hoàn máu xuống các búi trĩ.

✪ Thuốc bôi trĩ Rectostop

Nếu bạn đang băn khoăn không biết bị trĩ ngoại bôi thuốc gì thì Rectostop cũng là một lựa chọn phù hợp. Trong thuốc bôi trĩ Rectostop có chứa các thành phần như Zn oxide; Carraghenates; Titanium dioxide; Lidocaine và tá dược có tác dụng làm giảm thiểu triệu chứng bệnh trĩ ngoại ở cấp độ 1 và 2. Đồng thời làm giảm tình trạng kích ứng da, ngăn ngừa viêm nhiễm và làm giảm lượng máu chảy ra ở hậu môn.

✪ Thuốc bôi trĩ Proctolog

Nếu bạn đang không biết bị trĩ ngoại bôi thuốc gì thì có thể lựa chọn thuốc bôi trĩ Proctolog. Loại thuốc này có xuất xứ từ Pfizer – Mỹ, gồm 2 thành phần chính đó là 5,8g Trimébutine và 0,5g Ruscogénines.

Tác dụng:

  • Làm giảm các triệu chứng khó chịu, đau rát ở vùng hậu môn.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về trĩ ngoại, trĩ nội và nứt kẽ hậu môn.
  • Chống co thắt và tăng cường khả năng hoạt động của các mạch máu.

✪ Thuốc bôi trĩ Preparation H

Một cái tên nữa nằm trong danh sách bị trĩ ngoại bôi thuốc gì đó là Preparation H. Đây là loại thuốc bôi trĩ có nguồn gốc từ Mỹ được bào chế từ các thành phần: Light mineral oil 14%; Petrolatum 71.9%; Shark liver oil 3.0%; Phenylephrine HCl 0.25%.

Thuốc bôi trĩ Preparation H có tác dụng làm giảm đau, nóng rát, ngứa ngáy và khó chịu của vùng hậu môn do trĩ ngoại gây ra, đồng thời các thành phần có trong thuốc Preparation H cũng có tác dụng giúp làm co búi trĩ. Ngoài ra, thuốc bôi trĩ này còn có tính năng ngăn chặn các tín hiệu đau đớn từ các đầu dây thần kinh và giúp làm giảm tình trạng sưng, viêm ở hậu môn.

Lưu ý: Sử dụng thuốc bôi trĩ Preparation H cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không dùng thuốc này cho các trường hợp bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

Để cho việc điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc bôi mang lại hiệu quả và an toàn, hạn chế các tác dụng phụ, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc.

Tùy vào từng tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kê loại thuốc, điều chỉnh lượng thuốc và quy định thời gian sử dụng thuốc cụ thể.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý với các loại thuốc bôi trĩ thành phần có chứa hydrocortisone vì nó có nguy cơ dẫn đến tình trạng mỏng da nếu người bệnh sử dụng trong thời gian dài.

Trước khi dùng thuốc bôi trĩ ngoại, người bệnh nên lưu ý thực hiện những điều sau đây:

Mặc dù thuốc bôi trĩ mang lại rất nhiều ưu điểm tiện lợi, tiết kiệm chi phí và có thể áp dụng để làm giảm triệu chứng bệnh trĩ ngay tại nhà nhưng nếu không được sử dụng thuốc đúng cách, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Các chuyên gia hậu môn – trực tràng khuyến khích người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc bôi trĩ trong trường hợp bệnh đang ở mức độ nhẹ. Đối với những trường hợp trĩ ngoại đã phát triển nặng, việc sử dụng thuốc bôi thường không mang lại hiệu quả.

Ngoài việc sử dụng thuốc bôi trĩ ngoại theo chỉ định của bác sĩ, để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cũng cần có sự kết hợp hài hòa giữa chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh. Không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ ngoại khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm:
Bị lòi dom là gì và cách chữa lòi dom sau sinh

https://500px.com/bacsicongdong

https://500px.com/nguyenngathumg